Kiến thức
01/2022

Những điểm cần chú ý để phân biệt sổ thật, giả và tránh bị tráo sổ giả

Những ngày gần đây, báo chí lên rất nhiều tin liên quan đến việc chủ nhà bị làm giả sổ và tráo trong khi trao đổi với bên mua. Bên lừa đảo sau đó dùng sổ thật và các giấy tờ giả khác để bán cho bên thứ 3. Điển hình là vụ án dưới đây, với tổng cộng hơn 10 vụ lừa đảo đã được băng nhóm này thực hiện. 

"Vợ chồng bà Hà sở hữu mảnh đất hơn 200 m2 tại quận Long Biên, Hà Nội. Không có nhu cầu sử dụng, đầu tháng 10/2019, bà rao bán trên nhiều trang web rao vặt.

Cuối tháng 10/2019, Vũ Quý Lãm, 36 tuổi, cựu công an tại Hải Dương, tự giới thiệu tên Hoàng, liên lạc hẹn gặp và trao đổi với bà Hà về việc mua bán. Lãm thỏa thuận giá 12 tỷ đồng và hẹn 3-4 ngày sau đặt cọc.

Ngày 28/10/2019, Lãm cùng một phụ nữ đến nhà riêng của bà Hà bàn thủ tục. Bà tin tưởng, mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) gốc của mảnh đất cho Lãm xem.

Lợi dụng lúc bà Hà không để ý, Lãm đánh tráo sổ đỏ này bằng bản giả, do trước đó đã thuê người làm sẵn, dựa trên hình ảnh và thông tin sổ đỏ bà Hà đăng khi rao bán. 

Sau khi chiếm đoạt được sổ đỏ gốc, Lãm tiếp tục dùng ảnh chân dung và dấu vân tay của đồng bọn để làm giả toàn bộ giấy tờ tùy thân của chủ đất, gồm: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

Theo kế hoạch, đồng phạm của Lãm đóng giả làm chồng bà Hà và cùng Lãm đi ký hợp đồng chuyển nhượng mảnh đất này cho bên thứ ba là anh Nguyễn Công Minh.

Thống nhất xong với anh Minh, nhóm Lãm liên hệ với một văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng quyền sử dụng đất và yêu cầu công chứng ở ngoài văn phòng. Ngày 29/10/2019, tại quán cà phê tại quận Nam Từ Liêm, nhóm giả danh đã bán mảnh đất của bà Hà cho anh Minh với giá 2 tỷ đồng."

Ai cũng biêt việc đăng hình ảnh sổ đỏ lên mạng là nguy hiểm, nhưng từ góc độ bên mua, nếu không nhìn thấy sổ đỏ thì cũng khó thu hút được bên mua để đảm bảo cho bên mua đây là bất động sản, bất động sản sạch. Đặc biệt, trong tình hình thị trường thanh khoản kém, nhiều người bán, ít người mua, ai cũng cố gắng đưa nhiều thông tin nhất để có thể chốt đơn nhanh.

Vậy phải làm như thế nào?

Chủ bất động sản vẫn có thể đăng hình ảnh sổ đỏ lên mạng nhưng phải nhớ che các thông tin sau đây:

  1. Số sổ in ở trang đầu sổ đỏ
  2. Số vào sổ cấp GCN ở dưới cùng trang 2 sổ đỏ
  3. Mã vạch ở trang 4 sổ đỏ.

Nếu không muốn đăng thông tin sổ đỏ lên mạng, mà vẫn muốn cung cấp cho bên mua thì chủ bất động sản có thể gửi cho bên mua những thông tin sau đây để bên mua có thể kiểm tra tình trạng pháp lý bất động sản:

  1. Định vị vị trí của khu đất để bên mua có thể đến xem đất, kiểm tra quy hoạch. 
  2. Hình vẽ của khu đất tại trang 3 sổ 
  3. Thông tin khu đất tại trang 2 của sổ

Khi có một bên đến yêu cầu xem sổ đỏ, cần để ý quan sát hành động của bên đó, có thể đánh dấu trên sổ đỏ (bằng bút chì) và kiểm tra lại sổ đỏ sau khi đưa cho bên kia xem và trước khi kết thúc buổi gặp. 

Trong trường hợp hết buổi gặp phát hiện ra sổ đỏ bị đánh tráo, cần ngay lập tức báo lên cơ quan công an, UBND phường để làm thủ tục đăng tin cớ mất sổ, nhằm tránh việc kẻ gian sử dụng sổ đỏ lấy được đi giao dịch.

Đọc thêm:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau. Hãy điền thông tin đăng ký TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Homebase theo số (+84) 948 230 033 hoặc email: contact@gethomebase.com. Đội ngũ Homebase sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất.

Homebase
Theo dõi Homebase trên Facebook & LinkedIn!